5 sai lầm cơ bản trong việc xây dựng và phát triển Website
Từ sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin nói chung và Internet nói riêng, kéo theo đó làm xuất hiện nhiều công cụ thiết kế web cũng như các công ty thiết kế web chuyên nghiệp ngày càng mở ra nhiều hơn với chi phí thiết kế web giá rẻ. Website mang đến cho bạn một nguồn lợi nhuận và doanh thu đáng kể. Bên cạnh đó là sự phát triển và mở rộng thương hiệu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển Website bạn có thể gặp những lỗi rất căn bản nhưng đem lại hậu quả nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến doanh thu cũng như thương hiệu của doanh nghiệp mình, làm mất uy tín doanh nghiệp trong mắt khách hàng.
Sau đây MyThuatWeb sẽ chia sẻ với bạn đọc những kinh nghiệm và những lỗi cơ bản mà các bạn thường gặp trong quá trình xây dựng và phát triển Website:
1. Website với cấu trúc không rõ ràng
Cấu trúc của một Website là vô cùng quan trọng. Nó giống như một cái bản đồ dẫn khách hàng đến với các gian hàng của bạn. Bạn tưởng tượng khi mình bước chân vào một trung tâm thương mại, bạn muốn tìm kiếm để mua một sản phẩm mình cần. Nếu một Website có cấu trúc rõ ràng thì giống như một gian hàng được sắp xếp ngăn nắp, có chỉ dẫn và phân gian ngay ngắn, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được món hàng mà mình cần. Ngược lại, Web của bạn có cấu trúc không rõ ràng thì nó sẽ giống như bạn đang bày hỗn độn tất cả mọi thứ trong 1 gian. Khách hàng muốn tìm kiếm sản phẩm họ cần sẽ phải mất thời gian rất lâu.
Nếu bạn là khách hàng: bạn sẽ kiên nhẫn đi tìm kiếm hay ghé ngay sang một gian hàng khác để khỏi mất thời gian? Và gian hàng mà khách hàng đó ghé lại chính là đối thủ của bạn?
Vì vậy, trước khi bắt đầu vào việc thiết kế website. Hãy định hướng về nội dung website của bạn và đưa ra cấu trúc, mục lục một cách cụ thể. Đây là một bước quan trọng, không thể thiếu trong việc thiết kế website. Điều này quyết định rất nhiều đến việc đẩy mạnh thương hiệu cũng như tìm kiếm lượng khách hàng đến với doanh nghiệp của bạn.
2. Không quan tâm đến nội dung Website
Việc không chăm lo đến nội dung Website khiến khách hàng đánh giá thấp Website của bạn và sẽ rời đi nhanh chóng khi họ không tìm được những thông tin cần thiết.
Dù Website của bạn có được chăm chút về hình thức đẹp đến mức nào mà nội dung rỗng tuếch hoặc không có ý nghĩa với khách hàng thì chắc chắn sẽ không thể giữ chân họ. Chính vì vậy, nội dung cũng là một trong những chìa khoá quan trọng dẫn đến thành công trong việc phát triển Website của bạn. Hãy luôn làm mới nội dung, đa dạng nội dung để khách hàng thấy được sự mới mẻ, thú vị và hữu ích từ Website của bạn.
3. Nhiều lỗi chính tả trong Website
Việc có nhiều lỗi trong Website đôi khi không hẳn là từ việc thiết kế hay xây dựng website. Nó có thể là từ người làm và cập nhật nội dung. Tuy nhiên, hậu quả mà nó tạo ra cũng vô cùng nghiêm trọng. Thậm chí còn nghiêm trọng khi để khách hàng nghĩ rằng doanh nghiệp bạn cẩu thả, không tôn trọng khách hàng. Điều này ảnh hưởng đến uy tín, sự chính xác trong thông tin mà Website của doanh nghiệp bạn cung cấp. Để tránh những lỗi rất nhỏ những lại gây hậu quả lớn, hãy cẩn thận kiểm tra kỹ càng các thông tin trước khi đăng lên Website. Đừng để sự dễ dãi quật ngã website của bạn.
4. Quá lạm dụng hiệu ứng
Bạn cho rằng website càng lung linh thì càng hấp dẫn người xem. Cũng đúng, đối với một vài người... như bạn. Còn hầu hết các Website của các doanh nghiệp lớn thường rất đơn giản. Đơn giản nhưng sang trọng, đơn giản nhưng đẹp. Điều mà hầu hết người dùng quan tâm ở các Website đó là sự hữu ích từ thông tin mà website cung cấp, sự hài hoà trong bố cục, quan trọng nữa chính là tốc độ load Website của bạn. Web của bạn càng nhiều hiệu ứng thì tốc độ xử lý càng chậm chạp. Và đương nhiên, chẳng có mấy ai ngồi chờ đợi website của bạn load cả vài phút đồng hồ. Thay vào đó, họ sẽ tìm kiếm ngay thông tin hữu ích từ chính website đối thủ của bạn, trước khi kịp nhìn thấy những hiệu ứng “long lanh” mà bạn muốn trưng ra.
5. Không có thông tin liên hệ hay sự tương tác với khách hàng
Nếu bạn nghĩ rằng mình là một trong những nhà tiếp thị chuyên nghiệp thì bạn cần phải lưu ý rằng: “Hãy coi website như một nhân viên bán hàng”. Ngoài việc để ý đến “ngoại hình” (giao diện), “sự thân thiện” (cách bài trí, các chức năng), “lời chào hàng” (nội dung), bạn cũng cần chú ý đến cách thức liên lạc, tương tác của khách hàng khi họ truy câp website.
Ngoài việc những thông tin liên hệ cơ bản thì luôn cần có người giải đáp những thắc mắc cho khách hàng về sản phẩm, hay dịch vụ mà họ quan tâm vì đó chính là khách hàng tiềm năng chứ không phải người truy cập thông thường.
Bí quyết để có một website tốt, bạn phải luôn đặt mình vào vị trí khách hàng và nhìn website như một website xa lại để có đánh giá một cách khách quan và khắc phục những lỗi mà website mắc phải.